Chuyển tiền đầu tư
Việt Nam được xem là mảnh đất hấp dẫn đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài hay còn được biết đến là vốn FDI. Vậy vốn FDI là gì và có những hình thức nào để chuyển vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là gì?
FDI đầy đủ là Foreign Direct Investment, là hình thức đầu tư của cá nhân hoặc từ các công ty vào một quốc gia khác dựa trên việc xây dựng thiết lập các cơ sở sản xuất, hoạt động kinh doanh trong thời gian dài. Nhà đầu tư sẽ nắm quyền quản lý và thực hiện điều hành cơ sở sản xuất kinh doanh đó.
Ưu điểm: FDI không gây ra gánh nặng về các khoản nợ đối với Chính phủ của các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Nói cách khác, FDI thu hút và sử dụng vốn đầu tư mang ít rủi ro đối với phía nước tiếp nhận, có cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại, phương thức quản lý mới, xâm nhập vào thị trường quốc tế.
Nhược điểm: có thể gây mất cân bằng đối với cơ cấu đầu tư, nền kinh tế bị phụ thuộc nhiều vào vốn nước ngoài. Tình trạng độc chiếm, cạnh tranh và khống chế thị trường có thể xảy ra.
Hình thức chuyển vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Để thực hiện đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế Việt Nam, nhà đầu tư có thể thực hiện theo các hình thức sau:
- Thành lập các công ty liên doanh
Công ty liên doanh tạo nên một pháp nhân mang tính đồng nhất giữa các bên nhưng địa điểm đặt trụ sở bắt buộc phải ở nước được đầu tư, giải quyết tình trạng khát vốn, đem đến cơ hội đổi mới công nghệ. Tuy nhiên công ty liên doanh có thể dẫn tới mẫu thuẫn điều hành do khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, lối sống và phong cách quản lý của các bên.
- Thành lập các công ty có vốn 100% từ nước ngoài
Doanh nghiệp 100% nước ngoài nhưng trụ sở tại nước sở tại, hoạt động tuân theo quy định của nước sở tại. Nước tiếp nhận đầu tư không cần bỏ vốn, lại có khoản thu từ việc cho thuê đất, thu thuế, giải quyết được tình trạng thất nghiệp nhưng khó có thể tiếp cận được kinh nghiệm cũng như công nghệ quản lý.
- Hình thức hợp đồng hợp tác trong kinh doanh hay BCC
Dựa trên hợp đồng ký kết, các nhà đầu tư nước ngoài được phân chia về lợi nhuận. Hình thức này giúp giải quyết được tình trạng thiếu vốn và công nghệ, quyền điều hành đối với nhà đầu tư nước sở tại được bảo toàn nhưng không có cơ hội tiếp nhận công nghệ mới. Hợp đồng hợp tác mang tới rủi ro cho nhà đầu tư vì khó kiểm soát được hoạt động của công ty.
- Các hình thức đầu tư BOT, BT và BTO
Đây là ký kết giữa Nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu cảng hay sân bay, bệnh viện…)
Hình thức này giúp thu hút vốn đầu tư vào những dự án cần lượng vốn lớn, hạn chế áp lực đối với ngân sách của Nhà nước, được chuyển giao công nghệ. Những đồng thời các hình thức đầu tư trên cũng có tính rủi ro cao nếu nước sở tại không tiếp nhận được công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
- Mua cổ phần hoặc doanh nghiệp
Khi nhà đầu tư mua cổ phần với tỷ lệ vượt giới hạn, cho phép họ có quyền tham gia vào quản lý điều hành, họ trở thành các nhà đầu tư FDI. Hình thức này thu hút nguồn vốn lớn và nhanh nhưng có thể gây ra những tác động có hại đối với thị trường tài chính. Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục pháp lý khá rắc rối và có nhiều ràng buộc và hạn chế từ phía nước sở tại.
Để tìm hiểu chi tiết và cụ thể hơn về các hình thức chuyển vốn trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cũng như các quy trình, thủ tục liên quan, bạn hãy liên hệ với đội ngũ luật sư của chúng tôi tại Luật Ngọn Hải Đăng nhé. Chúng tôi luôn lắng nghe và hỗ trợ bạn tốt nhất!