Để xây dựng Điều lệ hoàn chỉnh và có hiệu quả cho hoạt động của một doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tuân theo những nguyên tắc rất cơ bản. Vậy những nguyên tắc xây dựng Điều lệ doanh nghiệp là gì? Hãy cùng Luật Ngọn Hải đăng tìm hiểu các nguyên tắc này qua bài viết sau.
Tầm quan trọng của Điều lệ trong hoạt động của một doanh nghiệp
Nói một cách dễ hiểu thì Điều lệ chính là “luật lệ” của một doanh nghiệp. Chủ sở hữu, các thành viên của doanh nghiệp xây dựng ra nội dung Điều lệ để làm căn cứ pháp lý cho việc vận hành công ty, phân chia lợi nhuận, chia sẻ trách nhiệm và giải quyết các tranh chấp.
Bản Điều lệ có thể được xem như bản hợp đồng hay thỏa thuận giữa người sáng lập và cổ đông, thành viên có vai trò trong hoạt động công ty, nhưng bản hợp đồng này có tính chất quy định không giống như các hợp đồng thông thường khác. Điều lệ doanh nghiệp có thể được trưng ra trước bên thứ ba và khiến họ phải đồng ý với tính chất đối kháng có trong Điều lệ khi họ muốn giao dịch với doanh nghiệp.
Khi thực hiện đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp bắt buộc phải có Điều lệ của doanh nghiệp kèm theo trong hồ sơ. Tài liệu này sẽ được lưu lại trong hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh.
Những nguyên tắc xây dựng Điều lệ doanh nghiệp
Điều lệ của một doanh nghiệp phải được xây dựng theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc cơ bản đầu tiên: Điều lệ của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải được soạn thảo dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Nội dung Điều lệ không chỉ tuân theo Luật doanh nghiệp, mà còn không được trái với các luật liên quan doanh nghiệp như thuế, thương mại, dân sự…Các điều khoản trong Điều lệ nếu khác với quy định của pháp luật, hiển nhiên điều khoản đó sẽ không có giá trị.
- Nguyên tắc thứ 2: mọi nội dung soạn thảo phải dựa trên tinh thần tự nguyện, thỏa thuận đồng nhất giữa các bên liên quan. Và tất nhiên, tất cả thỏa thuận này đều vẫn phải tuân theo quy định của pháp luật.
- Nguyên tắc thứ 3: Điều lệ của doanh nghiệp không xâm phạm tới lợi ích của bất kỳ bên thứ ba nào.
Khi xây dựng Điều lệ doanh nghiệp, các bên cần lưu ý để làm rõ các vấn đề như nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ, cơ cấu quản lý vận hành và thể thức quyết định các vấn đề của công ty.
Khi đăng ký doanh nghiệp hay sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty cần đảm bảo có đủ các thông tin: họ tên và chữ ký của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đại diện pháp luật (đối với công ty TNHH 1 thành viên/ tổ chức); thành viên hoặc người đại diện pháp luật/ đại diện được ủy quyền (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên); các cổ đông sáng lập công ty/người đại diện pháp luật hoặc người nhận ủy quyền của cổ đông đó làm đại diện trước pháp luật (nếu là công ty cổ phần).
Hy vọng với chia sẻ trên đây các bạn đã nắm rõ được nguyên tắc xây dựng Điều lệ doanh nghiệp. Nếu cần tư vấn soạn thảo Điều lệ cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với Luật Ngọn Hải Đăng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe bạn.