Luật Ngọn Hải Đăng -“Lighthouse LAW – Ngọn Hải Đăng Pháp Lý”
Công ty TNHH Luật Ngọn Hải ĐăngCông ty TNHH Luật Ngọn Hải ĐăngCông ty TNHH Luật Ngọn Hải Đăng
0962 899 659
Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Công ty TNHH Luật Ngọn Hải ĐăngCông ty TNHH Luật Ngọn Hải ĐăngCông ty TNHH Luật Ngọn Hải Đăng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Trong hoạt động kinh tế không thể tránh khỏi những tình huống phát sinh mâu thuẫn liên quan tới lợi ích các bên. Có những mâu thuẫn được giải quyết dễ dàng nhưng có những mâu thuẫn dẫn tới tranh chấp, kiện tụng. Để giảm thiểu tối đa thiệt hại khi mâu thuẫn, doanh nghiệp thường cần tới bên thứ 3 là các công ty luật để được tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Vậy làm sao để giải quyết các tranh chấp này, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn tới tranh chấp hợp đồng

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tranh chấp hợp đồng giữa các bên trong khi thực hiện hợp đồng. 

Nếu xét về nguyên nhân chủ quan: tranh chấp có thể xuất phát từ việc hợp đồng không được soạn cẩn thẩn và rõ ràng; hiểu biết về pháp luật kém, đạo đức doanh nghiệp yếu, hoặc do không tìm hiểu kỹ về đối tác, chủ thể đứng ra ký kết hợp đồng, dẫn tới xảy ra tranh chấp. 

Nếu xét về nguyên nhân khách quan: tranh chấp hợp đồng kinh tế có thể xuất phát từ tình huống bất khả kháng như mưa bão, dịch bệnh hoặc do thay đổi về luật, hoặc khung pháp lý không minh bạch gây ra việc áp dụng vào hợp đồng sai hoặc không biết áp dụng thế nào.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Luật sư khi tư vấn giải quyết tranh chấp các hợp đồng kinh tế thường đưa ra các giải pháp sau:

  • Thương lượng: khi các bên có thiện chí ngồi lại với nhau, thì thương lượng là giải pháp tốt nhất, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tiết kiệm thời gian. Nhưng nếu có bất kỳ một trong số các bên không có thiện chí thương lượng thì giải pháp này không mang lại hiệu quả cao.
  • Hòa giải: các bên ngồi lại tìm giải pháp cùng nhau dưới sự chứng kiến và hòa giải của một bên thứ ba. Phương thức này cũng chỉ có hiệu quả nếu các bên có thiện chí hòa giải.
  • Trọng tài: việc sử dụng bên thứ ba để làm trọng tài giải quyết tranh chấp đảm bảo được bí mật, và khả năng giải quyết nhanh nhưng hiệu lực phán quyết không cao như phán quyết của tòa án. Và phương thức này chỉ áp dụng nếu các bên tranh chấp hợp đồng có thỏa thuận trọng tài.
  • Tòa án: đây là giải pháp cuối cùng được lựa chọn, nhưng cũng là phương thức được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng. Chi phí tòa án thực tế rẻ hơn trọng tài, hiệu lực phán quyết từ tòa án lại cao hơn trọng tài. Nhược điểm là các bên sẽ tốn thời gian đi lại với nhiều thủ tục giấy tờ.

Luật Ngọn Hải Đăng với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động tư vấn pháp lý, chúng tôi hiểu những khó khăn hay rắc rối mà doanh nghiệp gặp phải mỗi khi xảy ra tranh chấp hợp đồng. Chính vì thế, chúng tôi luôn cố gắng để hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp tìm ra giải pháp tốt nhất dựa trên từng tình huống tranh chấp hợp đồng thực tế của doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí và tổn hại thương hiệu doanh nghiệp.

Để lại bình luận