Hợp đồng là tài liệu quan trọng trong hoạt động kinh doanh thương mại. Đây chính là cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Vì thế soạn thảo hợp đồng với các điều khoản rõ ràng là rất quan trọng. Quy trình để bạn soạn thảo một hợp đồng thương mại bao gồm những gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Quy trình soạn thảo hợp đồng thương mại
Một bản hợp đồng được đưa ra dựa trên sự thống nhất của các bên về quyền lợi và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh mà các bên có liên quan và cần có sự tham vấn của luật sư về các điều khoản để tuân thủ đúng pháp luật.
Hợp đồng được soạn thảo dựa trên 4 bước cơ bản như sau:
- Tìm hiểu thông tin về hợp đồng cần soạn thảo
Tính pháp lý và phạm vi hợp đồng đó áp dụng là 2 yếu tố bạn cần tìm hiểu trước hết, đặc biệt đối với các hợp đồng kinh doanh giá trị lớn và có thời gian thực hiện kéo dài. Các điều khoản được đưa ra phải nằm trong quy định của Bộ luật thương mại.
Ngoài các cơ sở pháp lý, luật sư soạn thảo hợp đồng cũng phải tiếp cận và nghiên cứu các tài liệu mà bên khách hàng cung cấp để đưa ra được tư vấn chính xác nhất dựa trên cơ sở pháp lý cơ bản.
- Lập dàn ý cơ bản cho bản hợp đồng
Trước khi hoàn thiện một bản hợp đồng đầy đủ, bạn cần đưa ra dàn ý cho bản hợp đồng dựa trên cơ sở pháp lý cho các vấn đề liên quan (quy định, thông tư, điều khoản trong các bộ luật) và thông tin được khách hàng đưa ra (đề nghị, ưu đãi cho đối tác…)
Dàn ý cho hợp đồng càng chi tiết và rõ ràng theo từng khoản, mục thì hợp đồng chi tiết càng chặt chẽ và dễ hiểu.
- Soạn thảo hợp đồng
Dựa trên dàn ý đã viết, bạn hoàn thiện bản hợp đồng. Khi soạn thảo hợp đồng tuyệt đối không sử dụng từ viết tắt hay các ký hiệu dạng tốc ký. Ngôn từ và câu trong hợp đồng tránh rườm rà, khó hiểu. Mọi thứ cần phải ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, đi vào ý chính. Bên cạnh đó, bạn cũng tuyệt đối tránh các lỗi sai về chính tả khi soạn thảo hợp đồng.
Bản hợp đồng cần chia theo từng khoản, mục, với các đoạn ý rõ ràng.
- Kiểm tra hợp đồng
Sau khi hoàn thiện bản hợp đồng chi tiết, người soạn thảo cần kiểm tra rà soát lại lần nữa tất cả các yếu tố liên quan như: thông tin các bên tham gia hợp đồng; ngày soạn thảo, ngày hiệu lực, các điều khoản mà các bên thống nhất ký kết; thông tin điều khoản, luật, thông tư, bộ luật được mà nội dung của hợp đồng tuân theo và áp dụng.
Hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Chính vì thế để đảm bảo đưa ra và ký kết hợp đồng chuẩn theo quy định pháp luật, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ các bên, hãy liên hệ với đội ngũ luật sư của Luật Ngọn Hải Đăng để được hỗ trợ tốt nhất.